Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai Có Sao Không?

Ngứa vùng kín khi mang thai không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mẹ bầu mà còn khiến quá trình mang thai gặp nhiều rắc rối. Nguy hiểm hơn, nguyên nhân của hiện tượng này rất có thể bắt nguồn từ các bệnh lý phụ khoa. Vậy ngứa vùng kín khi mang thai có sao không, có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân gây ngứa vùng kín là gì và điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp rõ hơn về những vấn đề trên.

Ngứa vùng kín khi mang thai không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của mẹ bầu mà còn khiến quá trình mang thai gặp nhiều rắc rối. Nguy hiểm hơn, nguyên nhân của hiện tượng này rất có thể bắt nguồn từ các bệnh lý phụ khoa. Vậy ngứa vùng kín khi mang thai có sao không, có ảnh hưởng gì không? Nguyên nhân gây ngứa vùng kín là gì và điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp rõ hơn về những vấn đề trên. 

Nguyên nhân gây ra triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai là gì?

Ngứa vùng kín là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Việc nhận biết các nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả nhất. Nguyên nhân gây ngứa âm đạo khi mang thai bao gồm:  

Nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi khi mang thai

Mang thai là một quá trình rất lớn nên cơ thể bà bầu cũng sẽ trải qua những thay đổi lớn tương ứng. Đặc biệt là sự thay đổi nội tiết tố, hormone estrogen sẽ tiết ra nhiều hơn cùng với glycogen khiến vùng kín của bà bầu ẩm ướt hơn. Đó là nguyên nhân tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển gây viêm nhiễm và gây ra triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai ở bà bầu. 

Nguyên nhân từ viêm nhiễm âm đạo khi mang thai

Các chuyên gia cho biết, trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, hầu hết bà bầu sẽ bị viêm nhiễm vùng kín. Do đó, tình trạng viêm này là nguyên nhân gây ngứa âm đạo từ nhẹ đến nặng khi mang thai. 

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai

Độ pH ở cơ quan sinh dục thay đổi khi mang thai

Sự thay đổi độ pH của bộ phận sinh dục cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa âm đạo khi mang thai. Các bác sĩ chuyên khoa đã nhận định rằng khi mang thai, độ kiềm trong cơ quan sinh dục của nữ giới sẽ tăng lên đáng kể, có thể gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín.

Ngoài ra, ngứa vùng kín khi mang thai còn có thể do bà bầu mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà…  

Một số nguyên nhân khác gây ngứa vùng kín khi mang thai

Ngoài những nguyên nhân trên, ngứa vùng kín khi mang thai còn có thể xuất phát từ những yếu tố sau: Không vệ sinh vùng kín đúng cách, xử lý không đúng cách, thụt rửa sâu dẫn đến viêm nhiễm. Thai phụ bị dị ứng với thành phần sản phẩm như sữa tắm, dung dịch vệ sinh… Vùng kín không thông thoáng, mặc quần lót quá chật gây bí bách…  

>>Liên Hệ Tư Vấn Miễn Phí<<

Ngứa vùng kín khi mang thai có sao không?

Nếu nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai là do các yếu tố như thay đổi nội tiết tố, thao tác vệ sinh, mặc quần lót quá chật… thì không quá nguy hiểm, bà bầu có thể tự điều chỉnh. Ngược lại, nếu ngứa âm đạo khi mang thai do mắc các bệnh lý thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu mà còn tác động xấu đến thai nhi. Những ảnh hưởng này bao gồm:  

Gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt:

Vùng kín ngứa ngáy khiến bà bầu không thể tập trung vào công việc hàng ngày. Thậm chí gây nhiều bất tiện khi nghỉ ngơi, đi vệ sinh, làm tình… 

Tổn thương vùng kín:

Bị ngứa vùng kín khi mang thai sẽ khiến bà bầu có thói quen gãi và hành động này sẽ làm tổn thương bộ phận sinh dục. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm tấn công gây viêm nhiễm nặng hơn. 

Ngứa vùng kín khi mang thai có sao không?

Nguy cơ mắc thêm các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác:

Bị ngứa vùng kín khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm tử cung,… Nếu chị em không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sảy thai hoặc sinh non. 

Ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi:

Đó là một trong những ảnh hưởng không mong muốn nhất. Ngứa âm đạo khi mang thai thường do vi khuẩn, virus gây ra. Do đó, nếu trẻ sinh ra qua đường sinh dục thông thường thì nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, thị giác, hô hấp… cao hơn. 

Bị ngứa vùng kín khi mang thai cần làm gì?

Điều cơ bản nhất khi thai phụ bị ngứa vùng kín là cần phải có thói quen vệ sinh “cô bé” đúng cách:

Vệ sinh vùng kín ngày 2 lần bằng nước sạch và tuyệt đối không tắm rửa sâu bên trong âm đạo.

Luôn giữ thói quen vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Tìm hiểu thành phần và đọc kỹ hướng dẫn dung dịch vệ sinh hay sữa tắm trước khi dùng. Mang thai khiến cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn nên việc tìm hiểu trước thông tin sẽ hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần gây kích ứng da.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai kéo dài, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ phụ khoa uy tín để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi thăm khám, thai phụ sẽ được chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để xác định chẩn đoán hiện tượng bà bầu bị ngứa vùng kín như: cấy dịch âm đạo, cấy nước tiểu, soi âm đạo… Do đó, thai phụ không cần quá lo lắng mà nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.  

Cách chữa trị ngứa vùng kín khi mang thai hiệu quả

Đối với trường hợp bà bầu bị ngứa âm đạo khi mang thai do mắc các bệnh phụ khoa sẽ phải điều trị bằng thuốc. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bà bầu lưu ý không nên chủ quan với tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai và tuyệt đối không tự ý mua thuốc (dưới mọi hình thức) về sử dụng tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nó có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non.

Sau khi có kết quả xét nghiệm cụ thể, bác sĩ sẽ kết hợp với kết quả thăm khám lâm sàng trước đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp chấm dứt tình trạng ngứa âm đạo khi mang thai cho từng trường hợp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.  

>>Liên Hệ Tư Vấn Miễn Phí<<

Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai

Trong quá trình điều trị thai phụ cần phải chú ý những vấn đề sau để hiệu quả điều trị đạt tối ưu nhất: 

Mặc quần lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn được khô thoáng.

Tốt nhất nên thay quần lót 2 lần/ngày.

Tuyệt đối không gãi vì sẽ tạo điều kiện cho viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Tăng cường sức đề kháng bằng cách cân đối chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.

Tuyệt đối không dùng các chất kích thích và hạn chế các loại đồ ăn ngọt để giảm thiểu cơn ngứa vùng kín.

Nên tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn đúng loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng trong thai kỳ.

Tổng kết

Với những thông tin trong bài viết hi vọng chị em sẽ hiểu rõ hơn về triệu chứng ngứa vùng kín khi mang thai. Từ đó sẽ giúp thai phụ có cách xử lý đúng đắn, kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, hãy biết cách phòng tránh bệnh để hạn chế mắc các bệnh phụ khoa khi mang thai.  

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy gọi về Hotline 028 7300 0666 hoặc click vào boxchat bên dưới để được các bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Tháng Tám trực tiếp hỗ trợ tư vấn nhé!

 
thanhquang 4 tháng 9, 2023
Chia sẻ bài này
Lưu trữ